Bất ổn tại Vênêzuêla |
Những diễn biến trên chính trường Venezuela trong thời gian qua rất phức tạp. Sau khi Tổng thống Hugo Chavez (nắm quyền từ năm 1998 đến năm 2013) qua đời, Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro được lựa chọn và nắm quyền lãnh đạo đất nước. Những khó khăn thời hậu Hugo Chavez cùng với sự cấm vận kinh tế đã đẩy quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, giàu có nhất khu vực Mỹ La tinh trở thành nước mà hiện tại có 90% dân số sống trong cảnh nghèo khó.
Khủng hoảng kinh tế ở nước này ngày càng trầm trọng với tỉ lệ lạm phát ở mức cao kỷ lục được các tổ chức quốc tế công bố lên đến 1,3 triệu %, 3 triệu người rời khỏi đất nước, số lượng lớn các hộ dân rơi vào cảnh thiếu đói, nhiều người bị sát hại năm 2018.
Tình hình càng trở nên trầm trọng như “bể dầu” vốn đang chao đảo được châm thêm ngọn lửa để bùng phát. Ngày 23-1 thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tự tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời. Ngày 24-1-2019, Mỹ chính thức công nhận ông Juan Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela, đồng thời phủ nhận quyền Tổng thống của ông Nicolas Maduro.
Liên minh châu Âu, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và một số nước khác cũng thừa nhận ông Guaido. Từ khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo dài, giờ đây Venezuela lại đang đứng trước rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, các làn sóng biểu tình hỗn loạn, sục sôi trong cuộc khủng hoảng chính trị, tị nạn, ngoại giao.
Lợi dụng tình hình bất ổn ở Venezuela, nhiều nhà “dân chủ”, phần tử cơ hội chính trị, thế lực thù địch lập tức có những bài viết, phát tán trên một số trung tâm truyền thông, mạng xã hội để xuyên tạc tình hình, chống phá cách mạng Việt Nam.
Họ cho rằng biến cố chính trị ở Venezuela là “tin vui với nhiều người dân Việt Nam; đây là bài học nóng hổi cho giới lãnh đạo Việt Nam vì họ xây dựng chế độ toàn trị; tình hình Venezuela cho thấy những chế độ độc tài, toàn trị không thể tồn tại được và sớm hay muộn cũng phải chịu số phận bị lật đổ”, rồi hô hào cổ súy cho luận điểm “thử nghiệm chủ nghĩa xã hội khiến cho nền kinh tế Venezuela sụp đổ”…
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, chính trị, di cư, nhân đạo trầm trọng của Venezuela hiện nay, nền kinh tế ảm đạm, lạm phát tăng cao, cùng với đó là tình hình chính trị hỗn loạn… tất cả những hệ lụy đó suy cho cùng, người dân vẫn là tầng lớp tiếp tục phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, đời sống khổ cực, nghèo đói, nhiều người phải rời bỏ nhà cửa, quê hương, đất nước.
Ngày 24-1, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình Venezuela, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định. Việt Nam cũng mong muốn góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Venezuela”.
Trước tình hình đầy khó khăn và biến động mà Venezuela đang gặp phải, người dân Việt Nam có lương tri và yêu chuộng hòa bình luôn mong muốn đất nước và nhân dân Venezuela nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống trong hòa bình; hơn nữa người Việt Nam vốn có truyền thống “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” vì hòa bình, ổn định và phát triển. Bối cảnh bất ổn, khó khăn của Venezuela hiện tại chỉ là “miếng mồi” của những kẻ vô cảm, bất lương, dã man trước nỗi đau của người khác.
Sự hả hê đó chỉ có thể là cảm xúc của những kẻ cơ hội chính trị, thế lực thù địch vốn có tư duy chống đối, thừa cơ “đục nước béo cò” để hành động, lợi dụng, xuyên tạc với dã tâm hòng lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Cũng cần phải nói rõ thêm là “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt soi đường cho cách mạng Việt Nam. CNXH không có bản chất là “độc tài”, “toàn trị”. Đây là một sự cố ý gán ghép, lẫn lộn khái niệm để cố tình hạ thấp bản chất của CNXH một cách tinh vi, xảo trá với ý đồ xấu.
CNXH nói chung và con đường cách mạng ở Việt Nam nói riêng được thực hiện trên nguyên tắc là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN và quyền làm chủ của nhân dân. Xét về mặt lý luận nói chung, đảng phái, nhà nước đều mang bản chất giai cấp; dù là ở thể chế chính trị nào, nhà nước đều là bộ máy của giai cấp thống trị để thống trị xã hội.
Song ở Việt Nam, thực tiễn cách mạng chứng minh, Hiến pháp cũng quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công, nông và tầng lớp trí thức, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; nhà nước là của dân, do dân và vì dân; tất cả lợi ích, quyền lực thuộc về nhân dân lao động.
Vì vậy không thể nói thể chế chính trị ở Việt Nam là “độc tài”, “toàn trị” như nhà “dân chủ”, thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị rêu rao nhằm kích động, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hướng lái cách mạng Việt Nam đi theo quỹ đạo “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “xã hội dân sự”, theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Tròn một thế kỷ về trước, Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước mang trong mình khát vọng của dân tộc về độc lập, tự do đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính con đường cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác làm nên non sông, gấm vóc dân tộc Việt Nam, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc và nhân dân lao động cần lao.
Bài học lịch sử đau xót của nhân loại tiến bộ trước sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình CNXH do xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự mất cảnh giác trước chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Phong trào “cánh tả” ở một số quốc gia như Venezuela mà cố Tổng thống Hugo Chavez cho rằng: “XHCN là con đường duy nhất để vượt qua chủ nghĩa tư bản, cái gọi là chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” phải đứng trên một nền tảng lý luận vững chắc dẫn đường, kiên định những nguyên lý của CNXH, dưới sự lãnh đạo chuyên chính của một chính đảng tiến bộ – đội quân tiên phong của giai cấp công nông, mới triệt để thực hiện được mục tiêu của xã hội tiến bộ XHCN.
Tình hình kinh tế, chính trị ở Venezuela có những đặc thù riêng, không thể so sánh, lồng ghép để suy diễn đối với thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam.
Hơn ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có những thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thay da, đổi thịt, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, cuộc sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc. Có được kết quả ấy là do Đảng và nhân dân ta đã kiên định con đường đi lên CNXH.
Thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị luôn tìm cách chống phá, xuyên tạc, kích động hòng lật đổ thể chế chính trị, thành quả cách mạng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, nhận diện, đấu tranh các luận điệu sai trái, thù địch, chiến lược “diễn biến hòa bình” trong điều kiện hiện nay là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Người dân cần cảnh giác phòng, chống hiệu quả, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
Pơtao Apui, theo TS Lê Thế Cương (Học viện Chính trị Công an nhân dân)
Cũng cần phải nói rõ thêm là “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt soi đường cho cách mạng Việt Nam. CNXH không có bản chất là “độc tài”, “toàn trị”. Đây là một sự cố ý gán ghép, lẫn lộn khái niệm để cố tình hạ thấp bản chất của CNXH một cách tinh vi, xảo trá với ý đồ xấu.
CNXH nói chung và con đường cách mạng ở Việt Nam nói riêng được thực hiện trên nguyên tắc là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN và quyền làm chủ của nhân dân. Xét về mặt lý luận nói chung, đảng phái, nhà nước đều mang bản chất giai cấp; dù là ở thể chế chính trị nào, nhà nước đều là bộ máy của giai cấp thống trị để thống trị xã hội.
Song ở Việt Nam, thực tiễn cách mạng chứng minh, Hiến pháp cũng quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công, nông và tầng lớp trí thức, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; nhà nước là của dân, do dân và vì dân; tất cả lợi ích, quyền lực thuộc về nhân dân lao động.
Vì vậy không thể nói thể chế chính trị ở Việt Nam là “độc tài”, “toàn trị” như nhà “dân chủ”, thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị rêu rao nhằm kích động, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hướng lái cách mạng Việt Nam đi theo quỹ đạo “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “xã hội dân sự”, theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Tròn một thế kỷ về trước, Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước mang trong mình khát vọng của dân tộc về độc lập, tự do đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính con đường cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác làm nên non sông, gấm vóc dân tộc Việt Nam, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc và nhân dân lao động cần lao.
Bài học lịch sử đau xót của nhân loại tiến bộ trước sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình CNXH do xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự mất cảnh giác trước chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Phong trào “cánh tả” ở một số quốc gia như Venezuela mà cố Tổng thống Hugo Chavez cho rằng: “XHCN là con đường duy nhất để vượt qua chủ nghĩa tư bản, cái gọi là chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” phải đứng trên một nền tảng lý luận vững chắc dẫn đường, kiên định những nguyên lý của CNXH, dưới sự lãnh đạo chuyên chính của một chính đảng tiến bộ – đội quân tiên phong của giai cấp công nông, mới triệt để thực hiện được mục tiêu của xã hội tiến bộ XHCN.
Tình hình kinh tế, chính trị ở Venezuela có những đặc thù riêng, không thể so sánh, lồng ghép để suy diễn đối với thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam.
Linh cẩu Nguyễn Ngọc Nam Phong không bỏ qua cơ hội vàng để kích động giáo dân lật đổ chế độ |
Hơn ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có những thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thay da, đổi thịt, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, cuộc sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc. Có được kết quả ấy là do Đảng và nhân dân ta đã kiên định con đường đi lên CNXH.
Thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị luôn tìm cách chống phá, xuyên tạc, kích động hòng lật đổ thể chế chính trị, thành quả cách mạng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, nhận diện, đấu tranh các luận điệu sai trái, thù địch, chiến lược “diễn biến hòa bình” trong điều kiện hiện nay là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Người dân cần cảnh giác phòng, chống hiệu quả, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
Pơtao Apui, theo TS Lê Thế Cương (Học viện Chính trị Công an nhân dân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét