Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

THÁI LAN: MIỀN ĐẤT HỨA HAY ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN?

Thời gian qua tình trạng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vượt biên trái phép sang Thái Lan với luận điệu "không làm mà cũng có ăn, có cuộc sống sung túc", sự thật nhiều người khi đã sang đến Thái Lan đã ngỡ ngàng trước sự thật không như những kẻ xấu đã dụ dỗ, lôi kéo. Bên cạnh đó còn nhiều trường hợp gặp phải những bi kịch thê thảm hơn nữa là phải bỏ mạng lại nơi xứ người, bà Nay H'Linh dưới đây là 1 trong số đó. 😥 

 Bỏ mạng nơi xứ người 

 Bà Nay H' Linh sinh năm 1954, quê quán tại thôn Plei Rbai, Ia Piar, Phú Thiện, Gia Lai. Năm 2016 Bà và chồng nghe lời kẻ xấu lôi kéo vượt biên sang Thái Lan để mong có cuộc sống sung sướng, không làm cũng có ăn, vì vậy Vợ chồng Bà đã bán hết tài sản để vượt biên sang Thái Lan. Sang đến đất Thái vợ chồng bà mới ngỡ ngàng, sự thật chẳng có tổ chức cá nhân nào đứng ra giúp đỡ, do không có giấy tờ hợp pháp sợ Cảnh sát Thái Lan bắt giữ, hai vợ chồng bà phải chạy trốn và thuê phòng trọ để ở, do tuổi già sức khỏe yếu nên việc tìm kiếm công việc cũng rất khó khăn, hai vợ chồng Bà phải đi quét dọn giác để kiếm tiền sống qua ngày.
Hình ảnh bà H"Linh khi còn sống

Đến khi hai vợ chồng bà nhận ra mình đã bị kẻ xấu lừa, lợi dụng thì cũng đã quá muộn, hai vợ chồng bà không còn tiền để trở về quê hương, đành chấp nhận cuộc sống lay lắt qua ngày tại nơi đất khách quê người. Do tuổi cao sức yếu, lại không có người thân, gia đình chăm sóc và phải sống cuộc sống khó khăn, thiếu thốn tại Thái Lan. Chiều ngày 6 tháng 6 năm 2023 Bà H' Linh đã bị đột quỵ sau đó được đưa đi bệnh viện chữa trị nhưng do đau ốm lâu ngày không có tiền điều trị sức khỏe yếu nên Bà đã không qua khỏi. 

Hình ảnh bà H'Linh đã chế.t tại Thái Lan không có người thân bên cạnh
 
 Hiu quạnh tuổi già kể cả khi đã khuất!! 😥

 Giờ Bà đã ch.ết nhưng không có gia đình, dòng họ, con cháu, hàng xóm làm mai táng cho Bà, chỉ có chồng bà ở bên cạnh, không có đủ tiền để mua đất chôn cất cho bà hoặc làm thủ tục hỏa thiêu. Chồng bà đã phải liên lạc về để cầu cứu con cái gửi tiền qua để lo mai táng cho bà. Nhưng con cái Bà ở trong nước cũng có hoàn cảnh rất khó khăn, không có tiền để gửi sang lo mai táng cho mẹ. Gia đình, con cái, dòng họ ở trong nước chỉ biết lập di ảnh của Bà để tưởng nhớ khóc thương cho Bà, mong cho linh hồn Bà sớm được siêu thoát. 

Người thân, họ hàng bên trong chỉ biết bất lực lập bàn thờ với di ảnh của bà mà không có xác

Lời cảnh tỉnh cho sự mơ mộng, hão huyền!! 

 Đây là bài học đắt giá cho những ai đã vượt biên sang Thái Lan, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đang có tư tưởng, nhu cầu vượt biên sang Thái Lan. Những bà con trước đây nghe lời kẻ xấu vượt biên sang Thái Lan hãy quay về quê hương, để đoàn tụ cùng người thân, gia đình, vì không ở đâu bằng chính quê hương mình, không có niềm vui nào bằng niềm vui đoàn tụ cùng người thân, gia đình.

Cuối cùng, có lẽ đáp án cho câu hỏi "Thái Lan, miền đất hứa, thiên đường hay địa ngục trần gian"? đã quá rõ...

Pơtao Apui

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Ngày Lễ Giáng sinh và bức tranh tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Ngày Lễ Giáng sinh không có nguồn gốc từ Việt Nam, đó là ngày lễ của những người theo Kitô giáo như Công giáo, Tin lành. Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay, đạo Công giáo, Tin lành đã có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội của người dân Việt Nam.

Các ngày lễ Công giáo như Giáng sinh, Phục sinh đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hoá của người dân. Thông qua sinh hoạt văn hoá tâm linh cộng đồng, người dân là những người theo đạo hay không theo đạo có dịp hiểu và đoàn kết nhau hơn.

Ảnh minh họa.


Đây cũng là dịp để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch và một số tổ chức thiếu thiện chí vẫn luôn tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điêu sai trái, cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tôn giáo ở nước ta hòng tạo sự hoài nghi, phá hoại khối đoàn kết tôn giáo.

Những luận điệu sai trái

Trong 5 năm qua (2017-2022), Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ vẫn định kỳ ra báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu. Họ cho mình quyền nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam và một số quốc gia khác. Họ sử dụng thông tin tài liệu cũ hoặc không chính thống từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà nước để tiếp nhận thông tin sai lệch, đưa vào báo cáo đánh giá.

Một số tổ chức tìm cách khuyến khích, cổ vũ cho các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa, gia tăng hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Giáo hội và xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, với âm mưu muốn giáo dân chống đối chính quyền. Họ kích động với luận điệu đây là quyền con người “quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo”; xuyên tạc Luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, coi đó là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người… Họ kiến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại những nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC), “gây sức ép và hối thúc Việt Nam cho phép tất cả các nhóm, phái tôn giáo chưa được công nhận hoạt động một cách tự do; giảm can thiệp của chính quyền vào các công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo đã được công nhận và nhấn mạnh tiến bộ về tự do tôn giáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện quan hệ song phương”…

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2/12 thông báo “đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”.

Thực tiễn trả lời cho những cáo buộc

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài…) song hành cùng các tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Công giáo, Phật giáo, Tin lành…). Các tôn giáo luôn luôn giữ mối đoàn kết và tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Tính đến nay, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể thao và ngành nghề.

Đến nay, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện nay: Phật giáo 15,1 triệu; Công giáo 7,1 triệu; Cao đài 1,1 triệu; Tin lành 1 triệu; Hồi giáo 80.000; Phật giáo Hòa hảo 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…)

Thực tế đã chứng minh, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dù còn bộn bề công việc, ngày 3/9/1945, tại phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”.

Ngày 14/6/1955, Người đã ký sắc lệnh 234/SL xác định “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước như mọi tổ chức khác của nhân dân. Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo gây rối loạn”. Người từng kêu gọi các tôn giáo hãy xóa bỏ hiềm khích, kỳ thị đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà và lịch sử đã chứng minh, dù trong điều kiện khó khăn của đất nước nhưng chức sắc các tôn giáo, đồng bào có đạo giáo khẳng định rõ sự gắn bó đồng hành với dân tộc.

Ngày nay, ở khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là tại các thành phố, các trung tâm tôn giáo lớn như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Tây Ninh, Cần Thơ…, các sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá sôi nổi, đa dạng và phong phú. Hoạt động của các thiết chế tôn giáo đã có những đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động quần chúng theo đạo - một lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc - tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các ngày lễ trọng, các lễ nghi, lễ hội tôn giáo được tổ chức ngày càng trang nghiêm, quy mô hơn trước và thu hút ngày càng đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều sinh hoạt tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn hoá cộng đồng được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng. Các lễ hội như lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Noel của Công giáo và đạo Tin lành, lễ kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo… được tổ chức trọng thể, trang nghiêm và đảm bảo an ninh trật tự. Lễ hội của nhiều tôn giáo đều trở thành lễ hội chung vui của toàn dân tộc như lễ Noel, lễ hội La Vang.

Đặc biệt, lễ Phật đản của Phật giáo đã chính thức được UNESCO công nhận là một trong những lễ hội tôn giáo lớn của thế giới. Một số lễ hội mang tính thế tục được dư luận quan tâm đánh giá cao, như: Lễ cầu siêu cho những người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức năm 2005; Đại hội hành hương La Vang lần thứ 27 kết hợp “Năm Thánh thể” với quy mô lớn do Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức; Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội thánh do Tổng hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tổ chức năm 2005…

Bên cạnh những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống những lễ hội rất phong phú. Trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công việc nội bộ giáo hội và tín đồ trong đạo. Ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà nó có sức lan toả, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội như Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh…

Lễ Giáng sinh chỉ là 1 trong số 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo trong một năm ở Việt Nam. Thực tế không khí sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong các tầng lớp nhân dân những năm qua ngày càng sôi động và có chiều hướng gia tăng. Cứ nhìn vào các lễ hội tôn giáo, các buổi lễ trọng của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian cũng có thể nhận rõ, những sinh hoạt này không chỉ là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong các cộng đồng của đồng bào có đạo mà còn đang trở thành ngày hội thu hút đông đảo người dân tham gia.

Ðiều đó cho thấy Ðảng và Nhà nước đã luôn tạo mọi điều kiện để nhân dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Việc đa dạng các hoạt động tôn giáo là minh chứng cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã và đang được bảo đảm. Không chỉ đối với đồng bào theo đạo Công giáo, quy mô và hoạt động tôn giáo của đồng bào theo các tôn giáo khác cũng ngày càng tăng và diễn ra sôi động, đời sống tâm linh của người dân luôn được chính quyền quan tâm.

Những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mà các tổ chức thiếu thiện chí đưa ra tác động đến suy nghĩ, tình cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Vậy tiêu chí, tiêu chuẩn của Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ là gì? Họ đại diện cho ai để phê phán, đánh giá về tự do tôn giáo của Việt Nam, khi mà các phê phán của họ chỉ là sự lạc lõng, không được chức sắc tôn giáo đồng tình?

Thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam; khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là củng cố niềm tin của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chiều 15/12, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan, cũng như thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm tôn trọng trên thực tế.

Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: “Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Tại địa bàn tỉnh Gia Lai, hàng năm cứ đến dịp lễ Giáng sinh là ở khắp các nhà thờ, giáo xứ đều lung linh ánh đèn, cờ hoa để tổ chức các chương trình, người dân (cả người theo đạo và không theo đạo) đều vô cùng phấn khởi, háo hức hưởng ứng, điều đó là minh chứng cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã và đang được bảo đảm. Đồng thời cũng à một cái tát vào mặt những kẻ phản động, các thế lực thù địch đã xuyên tạc sự thật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.

(bài viết đã được chỉnh sửa)

BN-TH


Nguồn: https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/ngay-le-giang-sinh-va-buc-tranh-tu-do-tin-nguong-ton-giao-o-viet-nam-i678112/ 

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

 Ám ảnh quãng đời tha phương

Ôm mộng được sang nước thứ ba để đổi đời, một số người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai bán tài sản để vượt biên trái phép sang Thái Lan. Thế nhưng, khi được hồi hương về Việt Nam, ám ảnh về quãng đời tha phương nơi đất khách là tâm trạng chung của họ…

Tàn tạ theo ảo vọng

Cuối tháng 9/2022, chúng tôi đến làng Dmun-Măk, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện gặp Rah Lan Rương (SN 2000, trú làng Plei Dmun-Măk), người mới hồi hương từ Thái Lan vào ngày 5/8/2022. Sau gần 5 năm lưu lạc ở xứ người, Rương về nhà với hai bàn tay trắng và thân hình còm cõi. Ngày đó, để có tiền vượt biên, Rương bán rẻ hơn 1 ha rẫy của gia đình. Hết đất, giờ đây vợ chồng Rương và người mẹ già đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Vất vả là vậy, nhưng với Rương, được về nhà bên gia đình đã là điều may mắn, bởi thời gian sống vất vưởng ở Thái Lan là những ngày đầy lo sợ và chờ đợi trong vô vọng.

Rương kể: “Tôi cũng có nghe cán bộ tuyên truyền đừng vượt biên rồi, nhưng mà tôi chưa tin, nghĩ rằng phải đi rồi mới biết thế nào chứ. Nhóm chúng tôi 6 người đi 3 xe máy rồi bỏ xe lại ở lô cao su ở Đức Cơ, có người dẫn đường qua Campuchia rồi sang Thái Lan. Bên đó chỉ tiền thuê trọ mỗi tháng đã hết 2.800 bath Thái (khoảng 2,1 triệu đồng), hết tiền mang theo là nhịn đói. Để kiếm cơm ăn, chúng tôi kiếm chân phụ hồ hay quét rác thôi. Họ trả lương rẻ mạt lắm, mỗi ngày đi làm khoảng 300 bath, (gần 200.000 đồng), bằng 1/3 lương người Thái thôi. Đã vậy, chúng tôi còn bị người Thái họ chửi mắng mà phải chịu thôi chứ biết kêu ai”.

Rah Lan Rương (thứ 2 từ trái qua) vui mừng vì đã trở về quê hương.

Thế nhưng đối với Rương, khó khăn đó chưa là gì so với nỗi ám ảnh phải chứng kiến người đồng hương cùng nhóm chết dần, chết mòn trong tuyệt vọng. Ánh mắt vẫn lộ vẻ sợ hãi khi nhắc lại chuyện đau xót này, Rương nói: “Đi cùng tôi qua Thái có một người tên là Siu Priu (SN 1952, ở Plei Ring Đáp, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện). Một lần, ông Priu ra đường mua cơm bị xe tông gãy tay trái. Do không có tiền, cũng không có giấy tờ hợp pháp nên không dám đi bệnh viện. Tôi được cả nhóm phân công ở nhà trọ chăm sóc cho ổng. Không có thuốc, không được điều trị đúng cách nên vết thương bị nhiễm trùng, ông Priu kêu đau tay, đau bụng mãi. Cầm cự được 2 tháng thì phải nhờ sư thầy một nhà chùa gần đó đưa đi bệnh viện, chi phí mất hơn 100.000 bath Thái (khoảng 65 triệu đồng), gia đình ông Priu phải bán hết đất gửi tiền qua. Ngoài cánh tay bị nhiễm trùng nặng, ông Priu còn bị ung thư gan nữa. Nằm viện được 2-3 tháng thì ông ấy chết, hỏa thiêu đưa tro cốt về chùa. Lúc đó, tôi sợ hãi lắm, đêm nào cũng không ngủ được. Tôi sợ một ngày nào đó tôi cũng rơi vào tình cảnh thảm thương giống ông Priu. Tôi tìm cách về Việt Nam nhưng không có tiền, sức khỏe tôi yếu, người ta không muốn nhận tôi đi làm. Thêm nữa, có người xúi giục tôi ở lại để được Cao ủy Liên hiệp quốc về tị nạn (UNHCR) phỏng vấn. Chờ mãi, cuối cùng tôi cũng được họ gọi nhưng bị rớt. Tôi lại chờ, hy vọng được phỏng vấn lần 2, nhưng chưa được phỏng vấn thì bị Cảnh sát Thái Lan bắt giam một thời gian vì nhập cư trái phép. Sau khi được thả, tôi sợ quá, gọi về nhà cầu cứu mẹ, nói mẹ mượn ai được thì mượn đi, để con về. Người nhà tôi cố gắng kiếm đủ 14 triệu đồng để tôi hồi hương”.

Nghe Rương nói, bà Rơ Lan H’Thu-mẹ Rương ngồi cạnh rơm rớm nước mắt nói: “Hồi nó ở Thái Lan, cứ nghĩ đến nó là cái bụng tôi buồn. Tôi có một người con là nó thôi mà nó nỡ bỏ tôi trốn qua Thái Lan. Lần nào nó gọi về, tôi cũng bảo: Về đi, về với mẹ, đi làm thuê có gì ăn đó, đừng theo người ta nữa… Hôm nó về, tôi đang đi nhặt mì thì con dâu gọi: “Mẹ ơi, anh Rương về”. Tôi vội vàng chạy về nhà, nhìn thấy nó mà đau lòng lắm, nó gầy gò ốm yếu đi nhiều, thanh niên mà tàn tạ như một ông già. Nhưng nó về được là tôi mừng rồi, mừng như được sống lại đó”.

Làm giàu trên quê hương

Đi trong nhóm của Rah Lan Rương có ba anh em Siu Thuyn (SN 1982), Siu Quên (SN 1995, cùng trú Plei Lok, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện), Siu Suin (SN 1990, trú tổ 1, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện). Năm 2018, ông dượng lấy dì ruột của Rương là Nay Klanh (Ma Blich, làng Dmun, xã Ia Ke, Phú Thiện -đối tượng FULRO lưu vong ở Canada) gọi điện rỉ tai Thuyn rủ người trong làng vượt biên đi tìm cuộc sống mới. Nay Klanh vẽ ra cuộc sống “thiên đường” rằng, chỉ cần qua được Thái Lan thì sẽ có người đưa qua Mỹ hoặc Canada, làm việc nhẹ nhàng, ở nhà lầu, đi xe hơi, có tiền gửi về cho vợ con. Thế nhưng sau khi cả 3 đưa tổng cộng 40 triệu cho người đi đường thì qua đến Thái Lan, chẳng còn ai đoái hoài họ nữa. Vì nhập cư trái phép, cuộc sống của họ ở Thái Lan đầy bất trắc với những cuộc trốn chạy Cảnh sát Thái Lan, những lời nhục mạ, đe dọa và những ngày bụng đói cồn cào… Siu Suin kể: “Nay Klanh bảo là qua Thái Lan người ta nuôi ăn, uống, không phải làm gì, họ bảo lãnh qua Canada luôn. Lúc tới đó thì chúng tôi vỡ mộng, 3 anh em kiếm công việc làm để quay về Việt Nam. Kiếm việc đã khó khăn rồi, gặp ông chủ tốt thì có tiền mua gạo, ông chủ không tốt thì họ quỵt luôn”.

Siu Thuyn kể về sự thay đổi sau khi sắm chiếc máy bơm nước này để làm lúa 2 vụ.

Rất may, sau 7 tháng ngậm đắng nuốt cay ở Thái Lan, họ đã sớm thức tỉnh. Vượt qua nỗi sợ hãi, họ đã tìm cách trở về quê hương. Giờ đây, người anh cả Siu Thuyn đã có kinh tế vững vàng, hai người em cũng đang dần ổn định cuộc sống. Dám nghĩ, dám làm, chăm chỉ lao động, chịu khó học hỏi - câu chuyện về Siu Thuyn là minh chứng rõ nét cho thấy không đâu bằng chính quê hương mình, không cần phải đi đâu xa để kiếm tìm cuộc sống sung sướng mà có thể làm giàu ngay trên mảnh đất mình sinh ra, lớn lên và hạnh phúc bên gia đình, bà con buôn làng. Thuyn nói: “May hồi đó tôi về sớm, nếu mà về muộn, vợ phải bán hết tài sản lấy tiền để mà gửi qua bên đó lo cho tôi, chắc đất cũng hết luôn. Lúc tôi về thì việc đầu tiên là cải tạo ruộng rẫy. Hồi trước, nhà tôi chỉ có 9 sào ruộng, trồng được một vụ vào mùa mưa thôi. Lúc về, tôi thấy trong làng có người mua máy bơm nước dưới suối Ia Ake lên ruộng làm được 2 vụ, tôi cũng mạnh dạn đi vay vốn Nhà nước, mua máy bơm rồi học hỏi, làm theo từng bước. Được 2 năm thì làm lúa trúng lúa, làm mì trúng mì. Có máy bơm, vào mùa khô, tôi còn thuê đất người ta để trồng lúa, mỗi một ha trung bình thu được hơn 10 tấn lúa tươi. Năm ngoái, tôi thuê canh tác 6 ha thu hoạch được 60 tấn lúa, trừ chi phí cũng dư được hơn 100 triệu đồng”.

Không những là tấm gương làm kinh tế giỏi, Siu Thuyn còn là một trong những người tích cực cùng lực lượng Công an đi tuyên truyền bà con không nghe kẻ xấu vượt biên trái phép, bởi hơn ai hết, sau chuyến đi Thái Lan, Thuyn hiểu tường tận chân lý: có làm thì mới có ăn. Thuyn nói: “Đừng nghe người ta nói ra nước ngoài đi nước thứ 3 không làm cũng có ăn. Đâu ai cho không mình cái gì. Như tôi đây, hồi về mới có 9 sào lúa nước, về được 2 năm thì làm lúa, làm mì có tiền, mua thêm được 9 sào lúa nữa, tổng cộng gia đình tôi có 1,8 ha lúa và 5 ha rẫy mì, tôi xây lại nhà, mua được thêm 2 chiếc xe máy nữa. Ở nhà hay ở đâu cũng vậy, có làm mới có ăn thôi”.

Hạnh phúc bên người vợ mới và ngôi nhà sắp hoàn thiện trị giá khoảng 500 triệu đồng, Siu Suin rất lạc quan vào tương lai tươi sáng và không quên nhắn nhủ những người hiện tại còn mơ mộng trốn đi nước ngoài để có cuộc sống sung sướng: “Về lại quê hương đất nước, tôi vui mừng lắm, giàu nghèo gì thì cũng được ở bên người thân, buồn vui có người chia sẻ, chứ bên đó có khi chết trong cô đơn như ông Priu đó. Sau chuyến đi, tôi mất mát nhiều: tiền bạc, vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cũng như anh Thuyn, em Quên, tôi cố gắng làm ăn, giờ cũng tích góp được một ít tiền, cuộc sống ổn định hơn. Tôi khuyên anh em, bà con đừng bao giờ nghe kẻ xấu ở nước ngoài. Tôi qua rồi nên tôi biết, chỉ là mấy trò của quân lừa bịp thôi!”.

Thúy Trinh - Lê Ánh

Tổng hợp

Link bài viết gốc: https://congan.gialai.gov.vn/BaiVietChiTiet/45824/am-anh-quang-doi-tha-phuong 

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Phốt: Phóng viên Báo Môi trường và đô thị "kiếm ăn mùa Covid"

Gần 1 tháng qua Phú Thiện đang gồng mình chống dịch Covid-19, khi dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế địa phương mà còn tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống. Giữa thời đoạn khó khăn, thay vì ý thức chung tay cùng cộng đồng, chia sẻ, lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt trong phòng, chống dịch bệnh, vượt khó khăn để vươn lên, đưa cuộc sống sớm trở lại nhịp độ bình thường,... thì một số nhà báo lại tranh thủ lợi dụng cơ hội này để nhũng nhiễu địa phương, nhằm kiếm chác, làm ăn. Họ cấu kết với nhau, sử dụng danh nghĩa báo chí, lợi dụng mạng xã hội để tác oai tác quái, "đánh hội đồng" doanh nghiệp, nhũng nhiễu các tổ chức, cá nhân, địa phương, đơn vị. Và mùa dịch bệnh cũng trở thành mùa làm ăn của nhóm "truyền thông bẩn".

Bài viết của kền kền lều báo môi trường và đô thị
ảnh: Internet


    Chuyện là không hiểu lũ kền kền lều báo “Môi trường đô thị”
lượm lặt thông tin ở đâu mà đưa lên trang nhất với hàng tít “Gia Lai: Lợi dụng Covid 19 khai thác cát trái phép cả ngày lẫn đêm?”. Điều đáng nói ở đây là nội dung bài viết với nhiều thông tin chưa được kiểm chứng nhưng vẫn dùng những câu từ lập lờ mang tính áp đặt đại loại như “dư luận đang nghi ngờ”, “lợi dụng tình hình dịch để ngang nhiên khai thác cả ngày lẫn đêm.. không thấy cơ quan chức năng xử lý”.. Làm cho đám ngu dân ngoạc mồm chửi rủa, xỉa sói lên án chính quyền yếu kém trong khâu quản lý làm thất thu tài nguyên khoáng sản của đất nước. (link bài viết của báo Môi trường & Đô thị: https://www.moitruongvadothi.vn/moi-truong/gia-lai-loi-dung-covid-19-khai-thac-cat-trai-phep-ca-ngay-lan-dem-a80422.html?fbclid=IwAR1QV5_M-VMMAmFh-ZWbLl8YrKd1tY81qKljLjX38k7UjHyhGumnxhR_IAY )

    Một phóng viên dù thi 3 môn 9 điểm vẫn đủ IQ để biết phải xác minh kỹ nguồn tin trước khi đăng bài. Dù rất thông cảm cho lũ kền kền, vì lo dịch bệnh nên đ.éo dám mò mặt xuống mà chơi kiểu tác nghiệp, kiếm tiền Online ăn tết... nhưng vẫn không ngờ trí tưởng tượng và độ ng.u học của lũ này lại cao đến thế: Một cái máy xúc đang khơi dòng nước cứu hàng chục ha thuốc lá, kiểm tra lại hiện trường cơ quan chức năng xác định "không có dấu hiệu khai thác cát trái phép vì cát vẫn còn nguyên vẹn sau khi người dân khơi thông dòng chảy, không có dấu hiệu vận chuyển, thất thoát. Bên cạnh đó khu vực này chỉ có đường nội đồng để người dân đi lại sản xuất nông nghiệp; các phương tiện cơ giới, xe máy không thể di chuyển được", trích lời Ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó chủ tịch UBND huyện Phú Thiện. 

link bài viết của Báo Gia Lai: https://baogialai.com.vn/channel/1625/202102/ubnd-huyen-phu-thien-khang-dinh-khong-co-viec-khai-thac-cat-trai-phep-tai-xa-ia-sol-5723365/

Trích văn bản trả lời của UBND huyện Phú Thiện
ảnh: Internet

Phải khen ae chính quyền đã vào cuộc rất nhanh để thông não cho lũ kền kền và đám dân đen, mặc dù đang phải lo kiểm soát dịch bệnh và tết cho người dân.

Ngạn ngữ phương tây có câu: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Đối với một sự vật, nếu chúng ta chỉ cung cấp một nửa thông tin là sự thật và phần còn lại chỉ là hư cấu, thêm thắt, thì người nghe có thể hiểu sai lệch bởi vì sự thật đó đã bị bóp méo do thông tin không đầy đủ.

Mấy ra câu danh ngôn bác học này chắc nằm ngoài sự hiểu biết của lũ kền kền vì tiền mà xa rời tôn chỉ và lương tâm của người làm báo.

Sùng A Phèo

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

GỬI ĐÁM KỀN KỀN BÁO PHÁP LUẬT

GỬI ĐÁM KỀN KỀN BÁO PHÁP LUẬT

Khá khen cho nhóm phóng viên của báo Pháp luật hết tác nghiệp  “đếm tầng” ở thành phố, đã lặn lội vào tận vùng sâu, xa ở xã ChưAthai, Phú Thiện, Gia Lai để giúp dân đi tìm công lý trong vụ “trộm cây gỗ hương”. Khả năng “quan sát và đánh hơi” của quý báo thật sự khiến kẻ hèn này khâm phục. Xin hỏi phóng viên Pháp luật ăn gì để mấy trường Cảnh Khuyển còn biết bổ sung vào thực đơn.

Vụ “kỳ án cây gỗ hương” có tình tiết rất đơn giản nhưng bị đám gian dân vì lòng tham và thù hận nên biến thành phức tạp. Chuyện là có một cây gỗ hương mọc ở bờ ruộng ranh giới đất nông nghiệp nhà Công dân ưu tú Thanh Kỳ và nhà bà Thắm. Vị trí đất không thuộc đất nhà nước quản lý nên tài sản hoa màu trên đất thuộc về các hộ có vị trí giáp ranh tự trồng chăm sóc và hưởng lợi. Trường hợp cây gỗ hương thuộc nhóm bảo vệ khẩn cấp, quý hiếm (nhóm 1A) thì ae ngành Kiểm Lâm có nhiệm vụ mắc màn để canh giữ bảo vệ. Gỗ hương có nhiều loại nhưng tin chắc đây không phải thuộc loại quý hiếm vì nếu thuộc loại nhóm 1A thì đám lâm tặc xứ này đã nhổ tận gốc trốc tận rễ và hóa kiếp cho nó từ lâu rồi.

Vậy trong trường hợp này cây hương thuộc về gia đình công dân Thanh Kỳ và Bà Thắm chăm sóc và khai thác sử dụng. Tuy nhiên trong ngày đẹp trời 3 công dân ưu tú xã nhà đã tỉ tê, buông lời ngọt ngào để Bà Thắm đồng ý cho chặt hạ cây gỗ hương về làm củi và bán lấy tiền bú diệu. Vụ việc vỡ lở, bị gia đình công dân Thanh Kỳ phản ứng quyết liệt và chốt quả bạch thủ 200 chiệu tiền đền bù về vật chất và tinh thần. Ôi má ơi 200 chiệu cho cây củi có ăn CML ý nhà Thanh Kỳ bói ạ. Cơ quan nhà nước người ta đnh giá theo luật chứ đ.é.o phải lên đồng rồi phán như nhà bà. Tội nghiệp cho 3 anh tiều phu, đen hơn tiền đồ chị dậu diệu đ.é.o được b.ú còn vướng vào lao lý vì cây hương đa chủ.

Quay lại v này trên tờ lá cải Pháp Luật, IQ của người bình thường không cao như nhà tầng thành phố cũng biết tại sao ae Pháp Luật lại nhảy vào vụ này. Ngay tít của bài đã bốc mùi vì hành vi của tội trộm cắp được quy định trong luật là lén lút, bí mật nhằm chiếm đoạn tài sản của người khác một cách trái luật, vậy mà quân khốn nạn nó giật tít “Ngang nhiên vào ruộng của dân trộm cắp cây gỗ hương” đủ thấy trình của đám 3 môn 9 điểm này cao siêu thế nào, tổ sư cái đám kền kền Pháp luật cái đ.éo gì cũng biết.... trừ luật. Link bài viết của báo Pháp luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/gia-lai-ngang-nhien-vao-ruong-cua-dan-cat-trom-cay-go-huong-16937/?fbclid=IwAR3uuMeT5cXpxbyU8GuyEDK1JeGmiuh6X0HEtg4rzP01cfZEdfqktlVoqqQ

Đọc nội dung bài báo ae Kền kền Pháp luật khẳng định chắc như d.ái đật cột vụ việc có sai sót khi giải quyết, lên án cơ quan công quyền tắc trách gây oan khuất cho dân lành. Nhưng than ôi Ae thừa biết vụ này cơ quan điều tra đã có kết luận giải quyết tin báo nhưng cố tình lờ m.ẹ đi, chỉ tin vào lời điêu ngoa của đám thầy bói rồi bẻ cong xuyên tạc, để cho đám cần lao chửi chính quyền như lên đồng rất là ngu. Tiên sư bố lũ 3 môn 7 điểm, lũ kền kền chuyên ăn xác thối


Người thân lên mạng gào thét kêu oan vì tin lời của báo lá cải và thầy bói "dởm".
ảnh: internet

Vụ việc này chỉ là vấn đề dân sự đ.eo phải trộm cắp gi cả, nên khuyên mấy ae kền kền và gd bói toán hạn chế lên đồng để nhảy múa trước bàn dân thiên hạ. Mà cùng dắt nhau ra toà dân sự mà phân xử cho tình làng nghĩa xóm tươi  vui, chuẩn bị Tết nhất rồi cãi nhau làm đ.eo gi cho mệt.

Khốn khổ khốn nạn cho quan lại ở cái xứ sở này, làm cái đ.é.o gì chúng cũng soi, soi xong rồi phán ngu hơn ch.ó l.ợn .

#Chí Phèo @

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Viết về "nỗi oan" của cô giáo Hòa

Cõi Phây ở Phú Thiện mấy ngày nay tràn ngập hình ảnh, tin bài của cô giáo Hòa (Face Hòa Nguyễn Thị) lên án cơ quan chuyên môn tắc trách chậm trễ, sai lầm khi bảo vệ quyền lợi của Cô trong vụ cháy cửa hàng lạc xoong của hộ gia đình ông Nguyễn Hồng Hiệp (Tổ 3, thị trấn Phú Thiện, Phú Thiện, Gia Lai).

Với não trạng rất đơn giản không khó đoán như bao cần lao đã nhân danh cái tình đồng loạt lên đồng chửi cơ quan công quyền độc ác, nhẫn tâm, tỏ lòng thương cảm cho cô giáo “thân gái dặm trường” bươn trải đủ nghề để kiếm sống, mà giờ đây chịu nhiều thiệt thòi, oan khuất.

Mà đời kể cũng lạ, anh chị cứ để ý mà xem trong cuộc sống đứa nào mở mồm ra là “cái tâm, cái tình, thiền nguyện, triết lý” thì 90% là xaolone và 10% là ngu học. Loại đó là phản trắc mất dạy lừa bịp không chớp mắt luôn. Em gì vụ án trong Đường Dương nổi tiếng ở Thái Bình tự nhiên quên mẹ tên là ví dụ điển hình...

 Quay lại vụ việc Cô Hòa, nguyên nhân vụ cháy đã rõ. Vụ việc rất dài dòng chỉ xin nói vắn tắt là : Trong một ngày đẹp trời, có 2 ông bà già bỗng nhiên ăn no rửng mỡ lên sàn đấu vật, rồi chuyển sang dùng hỏa công để tranh giành phần thắng ai ngờ làm cháy CMN nhà mình và cháy lan ra cả khu nhà trọ phía sau mà cô giáo Hòa nhà ta thuê để mở shop kinh doanh quần áo thời trang cao cấp mà dân gian thường gọi với cái tên thân thuộc là hàng Si Đa.

Thông tin về vụ cháy mời các bạn xem tại đây:

Làm cháy hàng nhà người ta là phải đền đó là điều đương nhiên, đ.é.o phải bàn cãi nhiều. Nhưng không phải muốn người ta đền bù sao thì đền bù mà tất cả phải đúng quy định của pháp luật. Theo trình tự thông thường ai cũng biết (chỉ có kẻ ngu học nhưng tỏ ra nguy hiểm mới ko biết) đó là người bị thiệt hại phải thống kê đầy đủ tài sản bị thiệt hại để cơ quan chức năng tiến hành định giá từ đó mới thống nhất được việc bồi thường. Điều này tôi chỉ lưu ý cô giáo là phải kê khai hết sức tỉ mỉ, có gì kê tất,  đừng như chị bạn tôi chuyện là Chồng chị í đi vắng để giữ trinh tiết của người phụ nữ, chị í  Shipper  3 khúc  Sex Toy  nhằm thỏa mãn nhu cầu XYZ (nói ra ngượng bỏ mẹ) chẳng may nhà chị bị cháy khi thống kê thiệt hại chị thống kê đầy đủ, nhưng sơ suất  quên CMN ko đưa 3 khúc kia vào danh mục thiệt hại, hôm sau chị ấy tiếc mất ăn, mất ngủ. Nên kinh nghiệm đã thống kê là thống kê tất ko chừa thứ gì cô giáo ạ.


Toàn bộ nội dung Hòa lên MXH kêu gào, cào phím đòi quyền lợi
(ảnh: internet)

Nhưng vụ việc của Cô nghe đâu ngoài những đồ vật thông thường như: nồi cơm, quạt điện, bếp ga, giường tủ ….cô giáo chả thống kê, chứng minh được gì cả đặc biệt là lô hàng cao cấp mà cô đang kinh doanh, hay nói cho vuông là lô hàng Si đa của cô là hàng Lậu nên làm đ.é.o có giấy tờ gì mà chứng minh. Hàng hóa không kê khai rõ số lượng, chủng loại, không rõ xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, không biết công ty sản xuất cung cấp sản phẩm … thì có tài thánh cũng không định giá được thiệt hại. Mấy tay chính quyền thi hành pháp luật họ đ.é.o Chơi đề đâu mà cô chốt tù mù con bạch thủ đòi bồi thiệt hại lên gần 1 tỷ. Yàng ôi 1 tỷ bồi thường cho đống hàng Si da, có mà ăn CML ý cô ạ.!
 Hòa thường xuyên lên MXH kêu gào, cào phím thể hiện sự ngu hiểm của bản thân
(ảnh: internet)

 Cô làm giáo viên nên chắc phải học nhiều, biết nhiều. Vào nhà nghỉ cũng cần có giấy chứng minh nhân dân, nhà giáo có giấy tờ chứng minh nhà giáo, mấy anh chạy Grap cũng có bảng tên, logo phù hiệu… cái gì cũng phải đầy đủ giấy từ hợp lệ có chăng chỉ những kẻ chuyên buôn gian bán lận, đám lừa đảo là không cần xuất trình tính hợp pháp của bản thân và hàng hóa thôi cô giáo ạ.

Nên khuyên Cô giáo trong lúc này cần bình tĩnh để tìm ra giấy tờ định giá được tài sản hàng hóa thiệt hại, đừng tìm cách thủ dâm trên mạng nữa mà thiên hạ họ chửi cho đấy.

Nhân tiện đây tôi gửi cô mấy câu thơ, đúng là:
Cháy kho hàng, không mang nguồn gốc
Tưởng rằng đâu là lộc trời ban
Suốt ngày lên mạng khóc than
Hàng không nguồn gốc,  thì oan cai lol...

#thánhtroll

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

MÕM CHÓ KHÔNG THỂ MỌC ĐƯỢC NGÀ VOI



Mấy hôm nay cả nước đang hướng về vụ việc tại Đồng Tâm với niềm căm phẫn những hành vi man rợ như thời trung cổ của cha con họ hàng hang hốc lão Kình già và tỏ niềm tiếc thương vô hạn với những hi sinh của 03 chiến sĩ Công an khi làm nhiệm vụ, ấy vậy mà tại Gia Lai lại có những tiếng kêu lạc loài chĩa mũi nhọn chỉ trích vào cơ quan chức năng, dẫn dắt dư luận theo hướng chủ quan, tư duy theo kiểu mị dân để bảo vệ cho đám phản loạn, khủng bố Đồng Tâm. Nhân vật này không ai khác là tên Phản Động giả danh “nhà báo”  Nguyễn Thanh Luận. 
Nhà báo rởm Thanh Luận
Những bài viết bênh vực đám phản loạn Đồng Tâm của Nhà báo rởm Thanh Luận

          Cái mác nhà báo hay phóng viên là cái danh hão mà tay Luận tự gắn cho mình để đi lừa thiên hạ, làm công cụ kiếm miếng cơm đút vào mồm. Chứ bản thân tay này chưa bao giờ được công nhận là phóng viên, hay nhà báo gì cả. Còn việc làm cộng tác viên cho báo này báo kia thì đéo ai chả làm được, nhất là cái tạp chí lá cải gì đó tự dưng quên mẹ tên…. À làng mới. 
Thanh Luận đã từng bị nhiều báo bóc phốt do cái tật giả danh nhà báo để ăn tiền 
là một "nhà báo" chây ì, thường xuyên nhảy từ báo này sang báo khác do bị đuổi

Quay lại vụ công an tấn công, bắt giữ ông Kình đây không phải là vụ cưỡng chế đất đai mà nó là bắt giữ tội phạm. Những kẻ gây rối trật tự công cộng, tấn công, phá hoại công trình quốc phòng, uy hiếp tính mạng người khác mà không phải tội phạm thì chúng là dân lương thiện à. Mà đã là bắt giữ tội phạm rồi thì bắt lúc đếch nào chẳng được, chẳng lẽ phải chờ lũ đấy tỉnh táo, hai tay dao súng đầy đủ rồi mới bắt à, sao lũ chúng mày ngu thế. Với mấy loại thảo khấu như Lê Đình Kình, Lê Đình Công, đáng nhẽ phải dùng B40, B41 mà táng vào, chứ đừng nói là bắt ban ngày hay ban đêm. 
vũ khí của "người dân lương thiện" thu giữ trong vụ Đồng Tâm

Đây là đám phản loạn, khủng bố chứ không phải là  DÂN

Dân Đ.éo gì cái lũ giặc Đồng Tâm ấy hả THANH LUẬN, nói cho mày nghe tiền Thuế thì ai cũng phải đóng để xây dựng đất nước, mày lại định lập lờ đánh lận con đen với câu thần chú “tao là dân” để thích làm gì thì làm, cướp đất quốc phòng rồi rạch mặt ăn vạ kiểu dân túy để dắt mũi một lũ bò đi theo, bài này xưa rồi Diễm, người ta hay bảo hay nói đạo lý thường sống như LO.N vậy.
 Lời cuối gửi THANH LUẬN, cũng chính nhờ những cái đầu thông thái của đám phản động, trong đó có MÀY mà Lê Đình Kình, Lê Đình Công mới chống trả điên cuồng đến thế, mới thẳng tay chém giết cán bộ công an thế. Hậu quả thế chúng mày chưa hài lòng hay sao giờ lại đổ hết trách nhiệm cho lực lượng công an? Lũ chó lợn thì không thể nghĩ điều gì tốt đẹp hay “mõm chó không thể mọc ngà voi” chính là như vậy!
Pơ tao Apui

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

NGÀY VỀ CỦA " ÔNG TRÙM " RMAH THUK

20 năm, có lẽ là khoảng thời gian đủ để một đứa trẻ trưởng thành, đủ để một người lớn trải qua những thăng trầm của cuộc đời để chiêm nghiệm, suy tư về những được, mất, những đúng, sai của cuộc đời.
Đã gần 20 năm trôi qua, từ những năm 2000 khi Rmanh Thuk, (ama Hpol), trú tại Sô Ma Hang, Ia Peng, Phú Thiện đang lứa tuổi thanh niên với những ước mơ, hoài bão, những khát vọng làm giàu cho quê hương, cho đồng bào mình thì bỗng một ngày những kẻ xấu đã tuyên truyền, rủ rê Rmah Thuk cùng bà con dân làng đi theo cái gọi là "Nhà nước Đê Ga" chống lại Nhà nước, đi biểu tình sẽ được sung sướng giàu sang, thế là tuổi trẻ nông nổi của Rmah Thuk đã bị cuốn theo cơn lốc ấy với những buổi biểu tình chống chính quyền, nhóm họp lén lút, chia rẽ đồng bào Kinh-Thượng, gây biết bao đau thuơng, ly tán cho đồng bào mình. 

20 năm, được và mất:


Ngồi trong căn nhà sạch sẽ thơm mùi lúa mới gặt cùng những tiếng cười trong veo của những đứa cháu nhỏ, Rmah Thuk giờ đây đã là một người đàn ông trung niên với mái tóc điểm bạc, nhớ lại những tháng ngày lầm lỗi mà rùng mình như qua một cơn ác mộng.
Rmah Thuk hạnh phúc bên con cháu sau những tháng ngày lầm lỗi.
Ngày ấy với những lời hứa của bọn FULRO bên Mỹ hứa hẹn theo "Nhà nước Đê Ga " sẽ được giàu có, thế là Rmah Thuk đã tích cực lôi kéo bà con nhẹ dạ cả tin bỏ nương rẫy, lén lút nhóm họp chống chính quyền, được giao quản lý một vùng rộng khắp một vùng từ Ia Piar đến Ngã 3 cây xoài, thực sự Rmah Thuk trở thành một ông trùm, một bóng ma ám ảnh dai dẳng trong các làng người Ja Rai suốt một thời gian dài, nhưng kéo theo đó là kinh tế gia đình và bà con bắt đầu đi xuống, bắt đầu rời xa buôn làng, rời xa anh em họ hàng và chống đối lại chính quyền địa phương.
Bà con dân làng đến chứng kiến Rmah Thuk trở về.

 Trở về với vòng tay yêu thương của buôn làng :


Không có gì quá muộn nếu ta biết bắt đầu, nhờ sự vận động của chính quyền địa phương cùng tình yêu thương, tha thứ của dân làng, Rmah Thuk đã hiểu được đúng sai, hiểu được bản chất lừa gạt của " Tin lành Đê Ga" mà tự nguyện từ bỏ, quay về với dân làng mình.
Mục sư Kpă Mak làm lễ tiếp nhận Rmah Thuk quay về Chi Hội Tin lành Sô Ma Hang
 Những ngày đầu mùa thu tháng 9, Chi hội Tin lành Sô Ma Hang, Ia Peng đã vui mừng dang rộng vòng tay đón nhận Rmah Thuk trở về, trong sự xúc động, Rmah Thuk đã nói: 20 năm qua tôi đã lầm đường lạc lối, khiến cho gia đình tôi luôn nghèo đói, xa cách bà con nhưng chính quyền đã tha thứ cho tôi, dân làng yêu thương tôi, tôi thấy xấu hổ và có lỗi, tôi hứa sẽ từ bỏ " Tin lành Đê Ga"  để cùng bà con làm người tốt có ích cho xã hội.
Niềm vui ngày trở về với dân làng

Giờ đây vùng đất Cheo Reo lại vui mừng đón nhận đứa con lầm lỗi trở về để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, bắt đầu một cuộc sống mới như một minh chứng cho những tội ác mà "Tin lành Đê Ga" Nhà nước Đê Ga" đã gây ra cho đồng bào mình, hãy trở về với sự bao dung của buôn làng. 

Pơtao Apui