Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, phụ nữ gây bức xúc dư luận (Điển hình như vụ hiếp dâm, sát hại nữ sinh ở Điện Biên; xâm hại tình dục bé gái 10 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội; sàm sỡ nữ sinh trong thang máy ở Thanh Xuân, Hà Nội; dâm ô học sinh ở Bắc Giang, Bình Thuận, An Giang; dâm ô bé gái 7 tuổi trong thang máy ở Tp HCM; hiếp dâm nữ sinh 12 tuổi ở Lào Cai…).
Với tinh thần “Thượng tôn pháp luật” cơ quan tư pháp các địa phương vào cuộc, xử lý quyết liệt, từ điều tra cho đến tháo gỡ vướng mắc, bất cập về mặt pháp lý cũng được chính phủ, cơ quan tư pháp trung ương quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ kịp thời, bảo đảm xử lý nghiêm, “không có vùng cấm, vùng trống và ngoại lệ”. Chả riêng bức xúc tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em mà hầu như bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng bộc lộ bất cập, sơ hở, yếu kém, thậm chí vi phạm trong quản lý dẫn đến bức xúc dư luận như đất đai, môi trường, giáo dục, y tế... gần đây là giá xăng, giá điện.
Không riêng ở ta, mà bất kỳ quốc gia, vũng lãnh thổ nào cũng bộc lộ tồn tại, bất cập, yếu kém trong quản lý xã hội. Tại sao vụ việc, sự kiện nào xảy ra cũng có thể gây bức xúc dư luận? Có nhiều lý do, song thời kỳ “Cách mạng 4.0” không biên giới hiện nay, không thể phủ nhận vai trò, tiện ích của không gian mạng (KGM), vụ việc đang xảy ra hoặc ngay sau khi xảy ra, xã hội - dư luận đã biết là nhờ cơ quan truyền thông chính thống (báo chí) và “cơ quan truyền thông” cá nhân - mỗi người trong tay có smatphone dùng mạng xã hội họ có thể là một “tòa soạn báo chí” thu nhỏ. Họ có thể làm, lưu trữ, phát tán thông tin, chia sẻ hình ảnh, clip trên mạng xã hội hết sức sống động, chân thực. Cũng nhờ họ, nhiều vụ việc, mảng tối được phanh phui, xử lý nghiêm.
Bên cạnh mặt tích cực, KGM đang bị các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội chính trị, phần tử xấu lợi dụng “thổi phồng”, “thêm thắt”, “dựng chuyện” các vụ việc, sự kiện, tạo thông tin sai trái, thù địch… hướng lái dư luận nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, gây bất ổn xã hội. Với nhiều cách thức, phương pháp, thủ đoạn, luận điệu khác nhau, chúng đã và đang tiếp cận, chiếm lòng tin, hướng dư luận về những tồn tại, sơ hở, khiếm khuyết trong cơ chế, chính sách và quản lý xã hội của Nhà nước, rồi lan truyền trên KGM nhằm kích động bất mãn, tạo “làn sóng” bức xúc, chống đối. Một số người thiếu hiểu biết pháp luật về an ninh mạng, vì “làn sóng” bức xúc, hoặc bị tiễm nhiễm thông tin sai trái, thù địch, không kiểm chứng thông tin đã a dua, hùa theo like, share, phát tán thông tin đó. Có trường hợp “tâm thần chính trị”, ảo tưởng, háo danh… bị các tổ chức phản động lưu vong, lôi kéo, móc nối tuyển mộ, phong danh hàm tước “ảo” tham gia chống phá Nhà nước trên KGM bị lực lượng an ninh phát hiện, bóc gỡ, xử lý “thật” trên đời sống thực.
Ảnh minh họa các trường hợp bị cơ quan chức năng xử lý vì vi phạm trên không gian mạng Ảnh: Internet |
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ sau khi Luật ANM có hiệu lực (ngày 01/01/2019), mặc dù cơ quan chức năng đã thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật, cảnh báo trên các phương tiện thông tin, đại chúng, song nhiều đối tượng vẫn lợi dụng KGM vi phạm pháp luật, nhóm hành vi phổ biến là lừa đảo, đánh bạc, nhắn tin khủng bố tinh thần, đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; chống phá Nhà nước.
Theo Luật An ninh mạng, không cấm người dân sử dụng mạng xã hội, người dân được quyền phát ngôn (đưa thông tin, bài viết, hình ảnh, video trên mạng) nhưng phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình, nếu xuyên tạc, không đúng sự thật sẽ bị xử lý theo pháp luật tương ứng (hình sự hoặc hành chính).
Luật An ninh mạng cũng không không cấm người dân tham gia mạng xã hội Facebook, Google, Youtube... Song để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên KGM, cơ quan chức năng có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt. Song, nếu lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người dùng, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
➡️ Vì vậy, khi tham gia trên KGM, mỗi người hãy thông thái biết cách khai thác thông tin hữu ích, nhận diện, phân biệt tốt - xấu, đúng - sai, từ đó có hành vi ứng xử phù hợp; tìm hiểu Luật An ninh mạng để biết những hành vi bị cấm trên KGM, cụ thể:
(1) Nghiêm cấm hành vi sử dụng KGM, các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc
(2) Nghiêm cấm đăng tải các thông tin trên KGM có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối TTCC bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về ANTT.
(3). Nghiêm cấm đăng tải các thông tin trên KGM có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
(4). Nghiêm cấm đăng tải các thông tin trên KGM có nội dung xâm phạm TTQLKT, gồm: Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
(5). Nghiêm cấm đăng tải thông tin trên KGM có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động KTXH, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
(6). Nghiêm cấm các hành vi gián điệp mạng; xâm phạm BMNN, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên KGM, gồm: Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc BMNN, bí mật công tác; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(7). Nghiêm cấm hành vi cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc BMNN, bí mật công tác; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên KGM; cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc BMNN, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; đưa lên KGM những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
(8). Nghiêm cấm hành vi cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại; hành vi khác cố ý xâm phạm BMNN, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
(9). Nghiêm cấm các hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên KGM,
(10). Nghiêm cấm giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép.
(11). Nghiêm cấm tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
(12). Nghiêm cấm hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; các hành vi khác sử dụng KGM vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH).
Có vậy mới góp phần tạo môi trường mạng an ninh, an toàn và lành mạnh!
Theo Xuân Hạ - ANM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét