Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

ĐỊA NGỤC THÁI LAN, HÃY TRỞ VỀ VỚI BAO DUNG CỦA BUÔN LÀNG !

Những ngày đầu tháng tư, khi cái nắng chói chang của tây nguyên bị xua tan bởi những tiếng reo vui, phấn khởi của mùa màng đã đến kỳ thu hoạch, của tiếng chiêng, tiếng cồng những ngày lễ hội cầu mưa Yang Pơ Tao A Pui, lễ Bỏ mả, lễ cúng Mừng lúa mới đậm đà bản sắc dân tộc của người Jarai vùng đất Cheo Reo yên bình, xinh đẹp thì cũng chính vùng đất ấy đang dang đôi tay bao dung đón những đứa con trở về, những đứa con đã lầm lỗi rời bỏ mái ấm gia đình kiếm tìm miền đất hứa với những đắng cay, tủi cực:



Cuộc sống như địa ngục trần gian tại các trại tị nạn Thái Lan
Ảnh: Internet
Sau những cơn say đổi đời, nghe lời lừa gạt bỏ lại nhà cửa, vợ con, bán hết ruộng rẫy để đi tìm miền đất hứa mong không làm cũng có mà ăn. Nhưng thiên đường đâu không thấy mà địa ngục ngay trước mắt, với chính sách nhập cư cứng rắn Mỹ và các nước phương tây đang siết chặt không tiếp nhận người nhập cư, nhiều người sang Thái đã bị bắt vào tù vì vi phạm pháp luật của Thái Lan, cuộc sống cơ cực trong những khu nhà tạm thiếu thốn trăm bề, trước cuộc sống bấp bênh khổ sở một số gia đình đã tìm cách quay về quê hương Việt Nam và họ nhận ra rằng không có ở đâu mà không làm cũng có ăn, không có nơi nào bằng quê hương của họ, và họ đã trở về nơi họ sinh ra, nơi có cha mẹ, vợ con, anh em họ hàng:
Anh Nay Si đã trở về đoàn tụ cùng vợ con sau những ngày vượt biên khổ cực tại Thái Lan.
Ảnh: Fb Nay Thiên (Nay Si)

Anh Siu Suin sau khi vượt biên qua Thái Lan trở về và cưới vợ  hạnh phúc bên gia đình nhỏ.
Ảnh: Buôn làng
Anh Siu Quin sau những ngày vật vờ tại Thái Lan đã trở về với Buôn làng
 với tinh thần vui mừng, phấn khởi.
Ảnh: Buôn làng
Anh Siu Thuyn hạnh phúc bên vợ con sau những ngày trốn chui trốn lủi tại Thái Lan
Ảnh: Fb Siu Thuyn
Tại Ia Ake Phú Thiện, những cái tên như Siu Suin, Siu Thuyn, Siu Quin, Nay Si đã không còn xa lạ với mọi người, với sự giúp đỡ tận tình và khoan hồng của chính quyền địa phương đã dũng cảm trở về với buôn làng sau những tháng ngày nghe lời kẻ xấu vượt biên qua Thái Lan để làm giàu, họ đã đứng ra tố cáo những kẻ đã lừa gạt, đẩy họ vào cuộc sống khó khăn khổ cực tại Thái Lan để tiền mất, tật mang, hạnh phúc gia đình bị sứt mẻ; và trái ngọt đã đến với họ khi được dân làng tha thứ, che chở, vợ con đoàn tụ yên tâm làm ăn phát triển kinh tế, sẵn sàng đứng nói lên sự thật, ra vạch mặt những kẻ lừa đảo dân làng.
            Là một người con của vùng đất Cheo Reo với một bản sắc văn hóa dân tộc  tôi cảm thấy đau xót trước những gì mà những người Jrai đang bị lừa gạt trên chính mảnh đất Cheo Reo quê hương của mình, những kẻ xấu liên tục xúi giục người Jarai vượt biên để phục vụ mục đích kiếm lời (vì mỗi người muốn vượt biên phải đưa cho họ số tiên không hề nhỏ, đây là số tiền bán nương rẫy, trâu bò và cả nông sản của gia đình...), họ gây ra biết bao tai họa, đẩy người Jarai vào nơi đau khổ, tan nát gia đình. 
            Vì vậy hãy thức tỉnh người thân, gia đình của mình để nhận ra những gì bịp bợm đang diễn ra hàng ngày từ âm mưu của bọn xấu, bọn FULRO lưu vong ở bên ngoài. Người Mỹ, đám phản động ở Mỹ đang lừa dối, bỏ rơi họ, chà đạp lên niềm tin của họ và đang chia rẽ tất cả người dân Việt Nam nói chung và các dân tộc anh em ở Tây Nguyên nói riêng. Đó chắc chắn là địa ngục đang ở trước mắt chứ không hề là thiên đường như những gì bọn chúng đã nói.
            Hãy trở về, quê hương, gia đình đang sẵn sàng chào đón những đứa con lầm lỗi trở về!


Pơtao Apui

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

HỒNG PHÚC CỦA DÂN TỘC

Hôm qua, trên mạng xuất hiện rất nhiều tin đồn thất thiệt về sức khỏe của anh Nguyễn Phú Trọng. Thực sự tôi rất lo, cũng nhắn tin trao đổi với mấy anh em cựu chiến binh và ai cũng lo lắng, không biết thực hư thế nào. Chỉ khi cháu Trung Hoàng thông tin xác nhận chắc chắn là cụ không sao, tôi mới yên tâm trở lại. Đúng như Mạc Duy Huyên nói: Hồng phúc của dân tộc còn dài và mãi trường tồn!
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Nhớ lại cậu chuyện về anh Trọng mà bạn bè kể. Anh xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở huyện Đông Anh (Hà Nội), thành công hôm nay đều hoàn toàn từ quá trình tự phấn đấu của bản thân. Anh Trọng có hai người con, một gái, một trai đều là những viên chức nhà nước và là các công dân bình thường như bao công dân khác. Có thể có người gặp các cháu trong công việc hay cuộc sống thường ngày không hề biết bố các cháu là Tổng Bí thư của Đảng vì chẳng bao giờ các cháu tự nói ra điều này. Lần gả chồng cho con gái, khi đã ở cương vị "quyền cao, chức trọng", ngoài gia đình và họ hàng, anh Trọng chỉ mời những bạn bè thân thiết từ hồi học phổ thông đến đại học và sau này đến dự đám cưới, còn những người khác, kể cả những người quyền cao, chức trọng hơn anh nhưng không phải là bạn anh cũng không mời.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết kể: "Cuối năm 2009, tôi nhận được thiệp báo hỉ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy là Chủ tịch Quốc hội). Do không để ý đó là thiệp báo hỉ, mở ra thấy đã qua ngày cưới của con trai ông, mà tự nghĩ mình không phải là người xa lạ gì với Chủ tịch vì làm việc trong Tổ biên tập văn kiện Đại hội Đảng XI, gặp ông hàng tuần, tôi thấy rất áy náy. Tôi gọi điện hỏi thư ký của Chủ tịch tại sao thiệp mời gửi muộn thế. Anh ấy cười : “Đó là thiệp báo hỉ. Anh Trọng nhờ tôi sau lễ cưới mới gửi thiệp báo hỉ, và cũng chỉ gửi cho một số anh em”.
Không chỉ vậy, anh Nguyễn Phú Trọng còn rất coi trọng bạn bè, nhất là bạn bè đã từng học cùng phổ thông, đại học.Khi biết tin bố, mẹ, vợ hoặc chồng của các bạn qua đời hoặc khi các con của các bạn lấy vợ, gả chồng, biết tin, anh Trọng đều đến tận nhà chia buồn hoặc chia vui với bạn bè. Anh Trọng là thế, bao giờ cũng tử tế với mọi người. Có lần anh nói trong cuộc gặp bạn bè cùng lớp sau khi anh đã giữ chức Tổng Bí thư của Đảng: "Xin cho em, cho tôi được để mọi chức tước ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thày, các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học cùng lớp của các bạn. Có nhiều bạn trong lớp chúng ta giỏi hơn tôi nhưng cuộc sống không gặp may mắn. Còn tôi gặp may mắn hơn các bạn. Chức tước như phù vân, còn lại mãi với nhau là tình thày trò, bè bạn. Mong chúng ta luôn giữ được điều đó!..."
Có thể nói, tôi đặt niềm tin sâu sắc vào anh - một con người kiên trung, anh chính là "hào kiệt" trong thời kỳ hiện nay, như Nguyễn Trãi đã từng nói:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Mong anh mạnh khỏe và tiếp tục lèo lái con thuyền đất nước vững bước phát triển
Nguồn FB Le Dung Anh

Theo nguồn tin chính xác thì Cụ tổng sức khỏe ổn định, vẫn rất tốt... Không phải như các trang FB của  bọn chó ăng ẳng đâu nhé các bạn. 






Vui lên đi, không phải quá lo lắng!
Chí phèo @

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Hãy đến với Phú Thiện, Tháng 4 mùa lễ hội!

Khởi động Năm du lịch 2019, nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ được tổ chức trong 2 ngày (30/4 và 1/5) tại 3 địa điểm là: Khu Di tích lịch sử văn hóa Plei Ơi (xã Ayun Hạ), làng Plei Rbai (xã Ia Piar) và thắng cảnh hồ sen (xã Ia Yeng) của huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Theo đó, tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Plei Ơi, du khách sẽ được đắm mình trong không gian Di sản văn hóa phi vật thể "Lễ hội cầu mưa của Yang Pơtao Apuih"; tham quan thắng cảnh núi Ba Hòn; tham quan, bái Phật, ăn cơm chay tại chùa Quang Sơn; tìm hiểu văn hóa, ẩm thực của đồng bào Jrai; mua sắm tại các gian hàng sản vật của địa phương trong khuôn viên di tích; tham gia Hội thi trình diễn cồng chiêng của các làng trong huyện…

Lễ hội tại khu di tích Plei Ơi
ảnh: Internet

Tại xã
Ia Piar sẽ diễn ra lễ rước nước từ bến nước ở bờ sông Ayun về làng Rbai và tổ chức lễ cúng cầu mưa Yang Ơi Dai; tổ chức trình diễn cồng chiêng; tham quan mua sắm các gian hàng sản vật của địa phương; hội thi các trò chơi truyền thống…


Lễ cúng cầu mưa tại Plei Rbai, Ia Piar
ảnh: Internet
Còn tại xã Ia Yeng, du khách sẽ được trải nghiệm lễ thổi tai của người Jrai; chèo thuyền ngắm cảnh hồ sen đang vào mùa nở rộ giữa bát ngát trời mây…


Du khách chụp ảnh kỷ niệm trên hồ sen
Ảnh: Internet
Ngoài ra, tại 3 địa điểm này, Ban tổ chức còn dành nhiều không gian để du khách được hòa mình vào các hoạt động như tham gia các trò chơi: bịt mắt đánh chiêng, thi đi cà kheo, ném còn… cùng với dân làng; tổ chức giã gạo trên nhà sàn truyền thống của người Jrai; thưởng thức các món đặc sản của người dân bản địa… Đặc biệt, huyện Phú Thiện phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông đầu mối-Kênh chính Ayun Hạ tổ chức đội du thuyền phục vụ du khách khám phá thiên nhiên giữa lòng hồ Ayun Hạ. Cùng với đó là tổ chức cho du khách chèo thuyền chụp ảnh check-in trên hồ sen rộng hơn 11 ha đang nở rộ ở xã Ia Yeng. Mặc dù lễ hội du lịch năm nay vẫn tổ chức ở quy mô cấp xã nhưng các hoạt động đa dạng hơn nhằm giới thiệu đến du khách các danh lam thắng cảnh, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong huyện. Đây cũng là dịp để quảng bá tiềm năng du lịch và thế mạnh của địa phương, từ đó thu hút đầu tư, từng bước hình thành và kết nối tour du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh. Được biết, theo kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030, huyện Phú Thiện xác định trọng tâm là phát huy lợi thế điểm du lịch hồ Ayun Hạ, Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi và Di sản văn hóa phi vật thể "Lễ hội cầu mưa của Yang Pơtao Apuih". Cùng với đó là quan tâm hướng dẫn, vận động người dân địa phương tham gia làm du lịch, phát triển du lịch cộng đồng với hình thức homestay, đặc biệt là xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong ứng xử, giao tiếp với du khách.

Nếu có dịp, xin mời các bạn hãy đến với Phú Thiện - Gia Lai, đến với tháng 4, tháng của những mùa lễ hội dặc sắc, độc đáo mâng đậm dấu ấn của người đồng bào dân tộc bản địa hứa hẹn sẽ mang đến cho các bạn những kỷ niệm độc đáo không thể nào quên.

Pơtao Apuih

Nguồn tổng hợp