Ngày 6/1/2018, Rahlan Hial đã ra đi mãi mãi, dẫu biết sinh ly, tử biệt là quy luật muôn đời của tạo hóa nhưng khi nghe tin ông mất tim tôi như thắt lại. Trời mùa đông gió rét như ngấm vào da thịt vẫn không ngăn được dòng người đến tiễn đưa ông về bên Chúa. Những học trò, người thân nghẹn ngào kể về ông trong nước mắt, thế mới biết ông quan trọng với họ đến nhường nào. Nhưng nhìn ông ra đi trong thanh thản thì hãy đừng than khóc ông vì với Rahlan Hial “ra đi là sự trở về”.
Mục sư Rah Lan Hial trong một lần giao giảng Tin lành |
Mục sư Rah lan Hial, những câu chuyện chưa kể:
Mục sư Rah lan Hial sinh ra nơi miền đất Krôngpa khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Với tinh thần hiếu học ông đã vượt qua muôn vàn những khó khăn để đến trường học cái chữ. Sau này ông trở thành thầy giáo dạy học cho học sinh nghèo ở huyện Ia Pa, rồi được mục sư Ksor Brao truyền thụ đạo Tin Lành, cảm kích trước sự thông minh, trong sáng của Rah lan Hial mục sư Ksor Brao đã gả con gái của mình và nhận ông làm học trò để dạy cho kiến thức hậu việc Chúa để trở thành mục sư. Nên khi tiếp xúc với ông ta dễ nhận thấy trong con người ông toát lên sự chân thật, gần gũi của người Jrai, sự nho nhã, kiến thức uyên thâm của người thầy, một sự nhân văn cao thượng của vị mục sư. Mảnh đất Cheo Reo nơi nào cũng in dấu chân ông, đất và người Cheo Reo đã hòa quyện nuôi dưỡng nên con người Rahlan Hial.
Như một cơ duyên, Rahlan Hial được phân công làm Mục sư quản nhiệm chi hội Tin lành Việt Nam Miền Nam Sô Ma Hang- Ia Peng, Phú Thiện nơi phần đông là người Jarai nghèo đói, những bóng ma “ Tin lành Degar”, tà đạo “Pơ khắp Brâu” vẫn ám ảnh người dân hàng ngày hàng giờ. Vẫn dáng người ấy, vẫn mái tóc ấy, đôi mắt sáng ấy ông đã vượt qua những cái nhìn nghi kị, dò xét để kiên trì vận động khuyên răn những người con lầm đường lạc lối trở về với cái tốt, cái thiện, khơi gợi tình yêu thương, vị tha trong lòng mỗi con người để rồi ngày hôm nay, trong nhà nguyện tạm của Chi hội Sô ma Hang luôn tràn ngập tiếng cười cùng sự yêu thương.
Trong số học trò của Rahlan Hial có lẽ Siu Pem (Ama Nho ở Sô Ma Hang, Ia Peng, Phú Thiện) là người để lại nhiều kỷ niệm nhất.
Chi hội Sô Ma Hang nơi Rah Lan Hial quản nhiệm. |
Rahlan Hial chính là người thầy đã truyền đạo tin lành và dìu dắt Siu Pem phụng sự Chúa. Nhưng nghe theo sự lôi kéo xúi giục của bọn phản động, Siu Pem chạy theo FULRO, rồi sau đó lập ra cái gọi là đạo “Pơkhăp Brâu”để chống phá chính quyền, gieo rắc sự sợ hãi cho người dân trong buôn làng. Ông đau đớn và thấy một phần trách nhiệm của mình khi là thầy mà dạy dỗ học trò không đến nơi đến chốn để Siu Pem dấn thân vào tội lỗi, đi ngược lại với lời răn của Chúa. Quãng thời gian sau đó là quãng thời gian vất vả kiên trì nhất trong cuộc đời ông để thực hiện trách nhiệm của mình là vận động, cảm hóa Siu Pem và những đứa con lầm đường lạc lối quay về với Chi hội. Không quản nắng hay mưa ngày hay đêm, những cơn đau do bệnh tật (ông bị bệnh tim) Mục sư Rahlan Hial đã đến từng nhà, gặp từng người để vận đông, khuyên răn, truyền giảng lời Chúa giúp họ nhận ra sai lầm để hướng thiện. Chịu bao nhiêu cay đắng, phỉ báng thậm chí là đe dọa nhưng ông không bỏ cuộc vì ông tin cái tốt vẫn còn đang lẩn khuất đâu đó trong con người Siu Pem . Năm năm vất vả rồi Chúa cũng nghe lời nguyện cầu của ông, Siu Pem còn nhớ rất rõ cái ngày mình đi giáo dục, cải tạo về bị dân làng xa lánh thì chính Mục sư Rahlan Hial đã giang tay đón nhận Siu Pem quay về với Chi hội, ông đi đón Siu Pem tại trại giam khi gặp gỡ chỉ kịp thốt lên “thầy ơi con sai rồi” và hai thầy trò ôm nhau khóc. Chỉ có tình yêu vô điều kiện, sự khoan dung nhân hậu lớn lao mới đủ sức làm thức tỉnh một con người như vậy. Những ngày tiếp theo Rahlan Hial là người vui nhất khi ông chứng kiến hơn 400 “đứa con” của mình theo ‘’Tin Lành Degar”, “Pơkhăp Brâu” lũ lượt quay về với Chi hội, nhìn đàn con trở về nước mắt ông cứ trào ra trong niềm vui sướng.
Trước những đóng góp của ông cho cộng đồng, cho sự bình yên của buôn làng năm 2016 mục sư Rahlan Hial vinh dự được đại diện cho người uy tín Phú Thiện tham dự lễ tuyên dương người uy tín trong vùng đồng bào DTTS tại Hà Nội. Nhận được giấy mời ông phấn khởi lắm nhưng rồi sự lo lắng thể hiện rõ trên nét mặt ông. Tìm hiểu nguyên nhân thì mới biết ông lo ngại vì không có tiền, “làm mục sư nghèo lắm, tín đồ họ còn nghèo hơn mình nên không thể lợi dụng họ được”. Sau khi được mọi người động viên, rồi chạy vạy vay mượn tiền ông quyết tâm đi Hà Nội. Trước khi đi ông tìm mua bằng được chiếc áo đồng bào Jarai tặng đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm để bày tỏ tình cảm của người Tây Nguyên đối với Bộ trưởng. Chuyến đi rất thành công ông mãn nguyện lắm vì được báo công với Bác Hồ, được tận tay trao món quà cho đồng chí Tô Lâm
Rah Lan Hial được vinh dự gặp Bộ trưởng Tô Lâm |
Đừng khóc cho Rahlan Hial!
Những câu chuyện về ông vốn dĩ bình thường nhưng bỗng trở nên lung linh hơn trong một xã hội mà con người ngày càng “sống ảo’’, giả tạo và thủ đoạn. Cuộc đời ông thanh cao không ồn ào, vụ lợi như những kẻ luôn nhân danh chúa, lợi dụng người dân tộc tây nguyên để rêu rao “dâm chủ, nhân quyền” chống phá chế độ nhưng thực chất là trò bịp bơm,
Mảnh đất Cheo reo giờ đây vắng bóng ông nhưng thể xác và linh hồn ông đã thấm đẫm trong tình đất và người nơi đây, rồi ta lại bắt gặp Rahlan Hial ở đâu đó,vì chúng ta tin rằng những điều tốt đẹp sẽ còn mãi .
Nhìn ông ra đi trong thanh thản, hãy đừng than khóc ông vì với Rahlan Hial “ra đi là sự trở về”!Pơtao Apui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét