Thông tin về cái chết của Ksor Kơk đã được thân nhân và các đối tượng trong tổ chức phản động FULRO MFI xác nhận. Theo đó Ksor Kơk đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h ngày 10/1/2019 tại SouthCarolina, Mỹ sau thời gian dài điều trị bệnh ung thư gan, hưởng thọ 74 tuổi.
Vậy là cả một đời chống phá gây bao sóng gió cho vùng đất Tây Nguyên trước khi chết cũng không có cơ hội một lần được về với đất mẹ, phải đón cái chết lạnh lẽo nơi đất khách quê người, trong sự ghẻ lạnh của người dân Tây Nguyên. Thật thương hại!
Chân dung Ksor Kơk và thông báo của đám tay chân về cái chết của Y. |
Ksor Kơk còn có tên gọi là A Ma Thom, SN 1943 (có tài liệu nói năm 1945), dân tộc Jrai, tại xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Ksor Kok đã từng đi lính ngụy, làm phiên dịch cho căn cứ quân sự Mỹ tại Ea H’leo, Đăk Lăk. Ngày 20/9/1966 Ksor Kok chạy vào rừng cùng thiếu tướng FULRO Campuchia; năm 1969 tham gia nhóm FULRO ly khai, bị chính quyền ngụy truy đuổi chạy sang CPC; tự phong đại tá rồi thiếu tướng FULRO.
Năm 1972, Ksor Kơk sang Mỹ học Mục sư và ở lại đến nay (vợ và 5 con của Ksor Kok cũng định cư tại Mỹ từ năm 1975). Sau khi sang Mỹ, Ksor Kok tham gia tổ chức “Hội người Thượng định cư tại Mỹ”. Sau do mâu thuẫn tranh giành quyền lực và đường lối hoạt động nên năm 1998 một bộ phận do Ksor Kok cầm đầu đã tách ra thành lập tổ chức riêng có tên là “Quỹ người Thượng”, đặt trụ sở tại Mỹ. tự phong cho mình là "Tổng thống" với bộ máy nhà nước "đồ sộ", phân công ban bệ hoàn chỉnh. Âm mưu chính trị của Ksor Kok là “phục quốc” cho người Thượng ở Tây Nguyên, thành lập “Nhà nước Đêga tự trị”, với các thủ đoạn hoạt động là: Tập hợp, kích động người Thượng trong và ngoài nước, kêu gọi sự hậu thuẫn của Mỹ và các thế lực thù địch để tiến hành các hoạt động chống Việt Nam về vấn đề dân tộc, với mưu đồ công khai hóa và quốc tế vấn đề người Thượng; thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ... về vấn đề người Thượng qua các hoạt động tuyên truyền, kích động vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo, dân tộc, nhân quyền” đối với người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Với bản chất là một tên phản động, dưới chiêu bài của cái gọi là thành lập "Nhà nước Ðề ga độc lập", Ksor Kơk đã dùng nhiều hình thức móc nối, câu kết với bọn tàn quân của tổ chức phản động Fulro cũ trong nước, kích động, lôi kéo và đã tổ chức nhiều hoạt động khủng bố, đòi ly khai nhằm chống phá chính quyền cách mạng ở các tỉnh Tây Nguyên.
Hình ảnh người DTTS bị Ksor Kơk kích động biểu tình, bạo loạn năm 2001 và 2004 |
Tuy nhiên, những hành vi chống phá của Ksor Kơk và đám tay chân của Y trong tổ chức MFI đã không làm thay đổi được tư tưởng của người dân Tây Nguyên và thực tế về sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của Tây Nguyên đã chứng minh điều đó.
Hình ảnh Cheo Reo ngày chưa thay đổi |
|
Sau tất cả, Ksor Kơk đang phải trả giá cho những hành động của mình, khi bị gia đình, cộng đồng lên án; bị đồng bọn quay lưng, phản bội và bị pháp luật tìm đến. Tháng 02/2017 vừa qua, Tòa án dân sự Mỹ đã tuyên phạt Ksor Kơk phải hoàn trả lại cho tổ chức do chính mình làm Chủ tịch số tiền 200.000 USD và những tài sản khác mà Kok đang đứng tên, như: đất, nhà thờ, 02 ô tô....
Thật thương hại cho một kẻ gần nửa đời người xưng danh “tổng thống” mà khi chết chẳng còn gì, luôn phải dăy dứt trong đau đớn và thất bại. Hơn hết khi ra đi, linh hồn mình được được nằm ở đâu đó gần gũi với quê hương và được năm cạnh những người thân của mình, nhưng tất cả những điều giản dị tưởng như tất yếu với những người bình thường thì với Ksor Kơk đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Giờ đây cái đám tay chân của Y đang than khóc, tỏ ra tiếc thương nhưng đằng sau đó là sự giả tạo. Rồi chúng sẽ kêu gọi các quỹ mang tên Ksor Kơk để đi lừa đảo đồng bào hải ngoại, dùng số tiền đó vào việc gì thì mọi người cũng có thể đoán được.
Những danh vọng, địa vị, tiền bạc, kể cả những tội lỗi cũng sẽ trở nên vô nghĩa trước cái chết. Cuộc đời và số phận của Ksor Kơk là điển hình cho những kẻ lưu vong cả một đời chống phá nhưng có kết cục bi thảm. Đây chính là bài học cho những kẻ vẫn đang ôm mộng quyền lực, tiền tài mà bán rẻ đất nước. Hãy tỉnh ngộ trước khi quá muộn.
Pơtao Apui